Ứng Dụng Sketchnote Hiệu Quả Như Thế Nào?

Sketchnote không đơn giản là chỉ là vẽ vời giải trí, Sketchnote là tư duy sáng tạo, giúp chúng ta ghi chép 1 cách thông minh hơn. Học Sketchnote cũng giống như bất kỳ môn học nào, không thể chỉ ngày 1, ngày 2 là có thể thành thạo, Sketchnote đòi hỏi sự kiên trì. Càng thực hành chúng ta lại càng rút ra được nhiều kinh nghiệm thú vị.

Bài viết dưới đây là tâm huyết của chị Bích Hảo về hành trình thực hành Sketchnote từ những ngày đầu cho tới khi Sktechnote trở thành 1 phần không thể thiếu trong cuộc sống của chị.

Chắc hẳn bạn sẽ thấy bóng dáng của mình đâu đó trong bài viết này. Hi vọng đó sẽ nguồn cảm hứng và động lực để giúp bạn tiếp tục tiến xa hơn trên con đường chinh phục Sketchnote.

Chúng mình đã xin phép chị Bích Hảo để được phép đăng lại nguyên vẹn những câu văn của chị, Cảm ơn chị vì đã lan tỏa tình yêu Sketchnote đến với mọi người.

SKN1

BÀI 1: SKETCHNOTE LÀ GÌ?

Không biết ở đây có bạn nào chưa nghe về sketchnote không ạ? Có thể nói đây là thời điểm mà mình thấy Sketchnote, với thực tế ứng dụng cao, đã có sự lan rộng và chạm tới nhiều nơi trong cuộc sống.
Và nếu như bạn chưa từng nghe qua, hay đã từng biết, vậy hãy cùng mình tìm hiểu về Sketchnote lần nữa nhé.
Bài ngày hôm nay sẽ là một trong chuỗi bài mình viết về phương pháp ghi chép thú vị này.
Không để các bạn chờ thêm nữa, chúng mình cùng tìm hiểu ngay thôi…

Sketchnote = Sketch + Note

Nói cho nôm na đơn giản thì Sketchnote chính là một phương pháp ghi chú sáng tạo, bằng việc kết hợp cả hình ảnh (Sketch) và chữ viết (Note).

Để cho dễ hiểu hơn nữa, mình đưa ra một ví dụ cụ thể và chúng ta cùng phân tích mổ xẻ nó nha.

Các bạn cùng nhìn vào hình ảnh minh hoạ số 1 và tự trả lời giúp mình các câu hỏi sau:
-Hai cách ghi chép dưới đây, thì cách nào thu hút bạn ngay tức thì.
-Bạn cùng đọc nội dụng của hai bản minh hoạ một lượt. Sau đó nhắm mắt lại (hoặc cất hình ảnh đi), và thử nói lại nội dung vừa đọc. Tự đánh giá xem cách trình bày nào giúp bạn nhớ được nội dung tốt hơn?

Mình hy vọng với ví dụ mình đưa ra sẽ là một cách giúp bạn có cái nhìn cụ thể, rõ ràng và hiểu biết căn bản nhất về Sketchnote.

Nếu bắt đầu thấy dễ hiểu hơn rồi, và bắt đầu có cảm tình hay thấy SKETCHNOTE thật thú vị thì hãy đón chờ bài viết thứ hai của mình về “bạn ấy” nhé.

Mình hy vọng chuỗi bài viết của mình về SKETCHNOTE sẽ dẫn gỡ bỏ những rào cản, những thút thắt cũng như khơi gợi một niềm yêu thích mới với vẽ, đầy thú vị và sáng tạo trong bạn.

BÀI 2: SKETCHNOTE CÓ PHÙ HỢP VỚI TÔI KHÔNG?

ĐỐI TƯỢNG VÀ LỢI ÍCH

Mình viết bài này với mục đích là: thông qua việc phân loại nhóm đối tượng và liệt kê lợi ích cho từng nhóm, bạn sẽ kiếm thêm cho mình LÝ DO để quyết định theo đuổi Sketchnote.
Đọc xong, bạn có thể sẽ tự trả lời cho mình về câu hỏi đã nêu ra phía trên: Sketchnote có phù hợp với tôi không?

skn2

TRẺ EM

Với vai trò là mẹ, cũng là người hướng dẫn trẻ nhỏ thực hành vẽ sketchnote, mình nhận thấy rất rất nhiều trẻ em yêu thích vẽ nói chung.

Và việc thực hành vẽ sketchnote từ căn bản như luyện vẽ các hình doodle đã đem lại cho các con sự tự tin, tự do sáng tạo, vui vẻ.

Trong mỗi buổi thực hành vẽ, các con tự do thảo luận vẽ theo cách của mình. Cô học cách vẽ của trò, trò tham khảo và chọn lựa cách vẽ từ cô… đem lại cho các con sự tự tin, dám hành động, thử sai và tiếp tục luyện tập.

Từ đó học vẽ không chỉ là học vẽ, không chỉ là để giải trí, vui chơi, không chỉ là ứng dụng vào ghi chép học tập, mà còn là để các con lấy lại sự tự tin, dám thể hiện bản thân mình, yêu thương bản thân mình hơn.

PHỤ HUYNH

Không thể phủ định vai trò của ba mẹ trong việc làm gương cho con. Thì việc cha mẹ cùng học vẽ, cụ thể ở đây là học sketchnote, vừa là tấm gương học tập cho con, vừa thể hiện được sự đồng cảm của mình với niềm yêu thích vẽ của trẻ nhỏ.
Không có gì dễ kết nối hơn bằng việc cả ba mẹ và con cùng bàn về chủ đề yêu thích chung.

Gợi ý thêm ở đây là ba mẹ có thể nhờ con hướng dẫn vẽ thì sự kết nối càng tăng cao. Bạn thử xem nhé, rồi nhắn mình biết kết quả.

HỌC SINH SINH VIÊN

Với ví dụ minh hoạ để định nghĩa về Sketchnote ở phần 1, các bạn cũng có thể thấy mình ghi nhớ tốt hơn nhờ phương pháp ghi chú sketchnote đúng ko nào? Và điều đó thì quá là tuyệt vời với các em học sinh, sinh viên trong việc giúp ghi nhớ bài tốt hơn.
Các môn học như Sử, Địa hay thậm chí cả Toán, Hoá đều trở nên thú vị dưới sự biến hoá của Sketchnote.
Quá trình vẽ cũng giúp kích thích não bộ và phát triển tư duy nữa đấy.

NGƯỜI ĐI LÀM

Với người đi làm, Sketchnote giúp bạn ghi chép nhanh và hiệu quả trong công việc, hội họp phòng ban. Vừa gây ấn tượng, vừa để giải trí, thư giãn.

KHÁC

Mình thêm mục khác ở đây là bởi vì muốn nhấn mạnh rằng, nếu bạn thấy mình không có thuộc nhóm nào ở trên, nếu bạn thấy mình riêng biệt chỉ bởi vì bạn quá bận rộn, bạn không biết vẽ…bla..bla… thì thật sự bạn vẫn phù hợp nếu bạn MUỐN.

Chỉ cần lý do đủ lớn và thay đổi tư duy về sự bận rộn cũng như khả năng vẽ của bản thân, mình chắc chắn bạn sẽ thấy yêu thích sketchnote cực kì.

Như vậy, bài này mình đưa ra một số lợi ích ứng với từng nhóm đối tượng. Hy vọng rằng bạn sẽ cảm thấy sự quan tâm của mình với Sketchnote BẮT ĐẦU LỚN DẦN.

BÀI 03: TƯ DUY THIẾU ĐỦ TRONG SKETCHNOTE

– KHÔNG BIẾT VẼ VÀ KHÔNG Ý TƯỞNG

SKN3

Muốn để bản thân thay đổi hành động hay kiên trì theo đuổi mục tiêu ở bất kể lĩnh vực gì thì cái gốc rễ vẫn là cần THAY ĐỔI TƯ DUY.

Trong vẽ Sketchnote cũng vậy, ngoại trừ bạn không thích thì thôi, nhưng nếu bạn thích, bắt đầu thích mà vẫn luôn cho rằng mình KHÔNG BIẾT VẼ và mình KHÔNG CÓ Ý TƯỞNG thì bạn nên tham khảo bài của mình thử xem sao.

Trong đó…
KHÔNG BIẾT VẼ liên quan đến phương pháp và mẹo học tập, kiên trì luyện tập đều đặn.
Còn Ý TƯỞNG có được do nuôi dưỡng từ: sự kiên trì luyện tập một thời gian + luôn bổ sung kiến thức và trải nghiệm đa dạng + thực hành chia sẻ đều đặn ==> Lượng đủ chất đổi, ý tưởng sẽ đến một cách tất yếu.

TÔI KHÔNG BIẾT VẼ

Nếu bạn không thích vẽ mà vẫn hứng thú đọc thì tuyệt quá.
Còn nếu bạn thích vẽ nhưng những luận điểm chính mình nêu trên đây là vấn đề của bạn, thì bài này chính là DÀNH CHO BẠN.

Bài viết dựa trên kinh nghiệm của bản thân mình, dựa trên những gì mình nhận thấy từ nhiều người có cùng suy nghĩ. Một số ý gom góp từ các tài liệu khác để bổ sung cho mạch dẫn của bài.

Vì cũng chỉ là newbie, mình hy vọng mình có những đồng cảm nhất định với các bạn cũng “ỡm ờ” như mình đã từng.

TƯ DUY SAI LẦM VÌ CÔNG THỨC:

“BIẾT VẼ = VẼ ĐẸP”“VẼ XẤU = TÔI KHÔNG BIẾT VẼ”

skn5

 Mình nhận thấy câu cửa miệng mọi người vẫn thường hay bảo nhau “tôi ko biết vẽ” để diễn giải cho cái sự hiếm khi đụng bút của mình.
Nếu bàn đến việc xấu đẹp trong Sketchnote, thì gói gọn lại bằng câu:

“Sketchnoet là vẽ tư duy, không phải là vẽ nghệ thuật”

 Tức là sao? Tức là vẽ trong Sketchnote không cần nắn nót, không cần chăm chút như vẽ mỹ thuật. Các thao tác đều phải nhanh-gọn-đơn giản-có trọng tâm.
Chính sự hài hoà cân đối tỉ lệ giữa HÌNH và CHỮ đã khiến một bài Sketchnote “đẹp” và “ngầu” trong mắt rất nhiều người.
Nếu đã bớt sợ XẤU ĐẸP thì tiếp tục tìm hiểu qua luận điểm tiếp theo…

VẼ ĐƯỢC = MẸO + PHƯƠNG PHÁP

skn4 1

Đây là công thức của vẽ được.
Bạn nào còn nhớ các mẹo học thi lái xe (máy/ô tô) thì vẽ cơ bản cũng có các “mẹo” bạn ạ.
Đó là…
+Có kết cấu từ các hình căn bản.
+Không cần chính xác, chỉ cần tương đối.
(Điểm đặc trưng)
+Luyện tập để thuần thục.
•Các bước trên mình diễn giải bằng vài hình ảnh minh hoạ để bạn hiểu vấn đề từng chút một: các hình được cấu tạo bởi các hình và nét căn bản như vuông, tròn, tam giác, đường thẳng, đường cong, chấm…
Từ các hình căn bản tạo nên được những hình gì (ngôi nhà, bông hoa, mặt trời…)Rồi từ từng hình thì sẽ bao gồm các hình + nét căn bản nào (con cá, cây kem…)
Hình minh hoạ có phân tích đầy đủ 2 chiều của một vấn đề như mình vừa nêu.
•Tiếp theo, chỉ cần nêu bật được một nét đặc trưng nhất của hình vẽ là ĐẠT ĐIỂM. Không cần tỉ mỉ từng nét và đi sâu chi tiết như nghệ thuật tả thực. Sketchnote là vậy, chỉ cần nhấn vào 1 nét đặc trưng, thậm chí 1 bộ phận nhưng vẫn khiến người nhìn hiểu vấn đề, đó mới là đúng trọng tâm.

Vài ví dụ tự kiểm tra:

skn

-Nét đặc trưng của XƯƠNG RỒNG là gì? (Gai)
-Nét đặc trưng của CON HEO là gì? (Mũi, Đuôi quắn)
-Nét đặc trưng của GẤU TRÚC là gì (Mắt đen, tai đen, tông màu trắng đen)

•Vẽ nhiều thì thuần thục.

Mà thuần thục thì lúc nghe thấy “tiếng” là hình ảnh đã “nổ” ra ngay ngòi bút. Thật đấy!
+Bạn thử vẽ hình con mèo 3-5 lần theo đúng 1 kiểu, canh thời gian xem thế nào nhé.
+Bạn xem là hình con mèo thứ 5 bạn có cần nhìn mẫu nữa ko?
+Và thời gian tiêu tốn cho nớ là bao nhiêu so với con đầu tiên nha.
Hãy kể cho mình nghe sự khác biệt nếu bạn nhận ra.

BÀI TOÁN THỜI GIAN

Trước khi đi vào giải đề thì mình nghĩ cần chuẩn bị vài thứ bên lề chút xíu.

Đó là gì? Đó là bạn cần để các dụng cụ cơ bản thực hành Sketchnote (sổ+bút) luôn ở góc học tập, làm việc. Một quyển sổ riêng cho VẼ luôn là lựa chọn khôn ngoan để mà mỗi khi LƯỜI thì chỉ cần lật giở sổ HÀNH TRÌNH GOM GÓP, bạn sẽ được tiếp thêm năng lượng.

Đây là liệu pháp căn bản nhất để khơi gợi, để nhắc nhở thực hành.

Rồi, giờ thì mình bắt tay vào giải đề thôi…

SKETCHNOTE CẦN BAO NHIÊU PHÚT/NGÀY

Để giải quyết vấn đề thời gian với Sketchnote thì trước hết cần tự hỏi xem luyện Sketchnote thì mỗi người cần bao nhiêu thời gian cho 1 ngày?

Lượng thời gian cần tiêu tốn phụ thuộc vào MỤC ĐÍCH mà bạn muốn nhắm đến.

==> Rồi sau đó xem bạn có thể lấy bớt thời gian này từ đâu: lướt mạng xã hội, trong lúc nghỉ ngơi giữa giờ, trong lúc chờ đợi, sáng dậy, trước ngủ…
*Mình ví dụ:

Bạn muốn thư giãn, giải quyết niềm tin ko biết vẽ, ko thể vẽ ở mức luyện hình căn bản thì mình thấy chỉ cần 10-15p mỗi ngày.

Trong lớp mình hướng dẫn, mọi người có thể bị “ép” vẽ nhanh 1 hình trong vài giây. Tính ra 1 phút và vẽ được kha khá rồi đấy

Nếu bạn muốn khả năng Sketchnote của mình ở tầm “vui ngầu vừa đủ xài” thì cũng phải từ 30phut luyện tập mỗi ngày. Càng cho nó nhiều thời gian, thì tổng thời lượng bạn đạt được mục tiêu càng được rút ngắn.

Còn muốn trở thành “chuyên gia”, thì vẫn là câu cụm từ kinh điển “bí quyết 10 ngàn giờ” với mức độ thường xuyên, liên tục.

QUY TẮC 10 PHÚT

Quy tắc này mình đọc được ở đâu đó, ý nói rằng mỗi khi bạn lười và không muốn mần gì rồi thì hãy tự nhủ trong đầu “chỉ luyện tập thêm 10 phút thôi”. Và thường là toàn hơn =))

BÀI TOÁN TỐI ƯU HOÁ:

“Gắn việc luyện Sketchnote với một thói quen cũ”

Tức là lồng ghép việc thực hành Sketchnote với một hoạt động cũ mà bạn ưu tiên làm trong ngày hoặc thường hay làm. Như vậy bài toán thời gian đơn giản hơn rồi. Vẫn làm những việc quen thuộc nhưng chèn thêm hình ảnh, cấu trúc, bố cục.

Ví dụ như mình thì mình gắn Sketchnote với việc học tiếng Anh. Ban đầu chỉ là mind-map toàn chữ, sau đó thêm 1-2 hình, rồi dần dà nhiều lên.

Bạn có ý tưởng về việc gắn thói quen mới với các thói quen cũ nào không? Nói mình biết với ^^

TÔI KHÔNG CÓ Ý TƯỞNG

SKN6

Riêng mục này, mình chỉ nói ngắn gọn, y như phần mở đầu bài 1 mình từng đề cập đến.

Ý TƯỞNG có được do nuôi dưỡng từ: sự kiên trì luyện tập một thời gian + luôn bổ sung kiến thức và trải nghiệm đa dạng + thực hành chia sẻ đều đặn ==> Lượng đủ chất đổi, ý tưởng sẽ đến một cách tất yếu.

Mình tin rằng sau một thời gian nữa chuyên tâm dùi mài kinh sử, mình sẽ lại viết thêm về các MẸO học Sketchnote khác mà bản thân thu lượm được trên đường đi.

Hy vọng vài bài biết trong mấy ngày vừa qua sẽ giúp bạn có chút khái niệm và ấn tượng tích cực với Sketchnote.

Các bài tiếp theo mình dự định sẽ nói thêm về dụng cụ thực hành và ứng dụng của bản thân trong quá trình tự học hỏi và thực hành.

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gởi cho mình. Trong khả năng của bản thân, mình sẽ giải đáp hết, không ngay tắp lự thì cũng là trong tương lai gần.

Luyện Sketchnote Không Áp Lực

Hảo Trải Nghiệm Trong Ghi Chép Và Học Tiếng Anh

skn1 1

Mình từng có bài minh hoạ mẹo về các bước để làm một bài Sketchnote. Và với cách mà Hảo luyện không áp lực đó là Hảo lồng ghép các bước đó trong những lúc ghi chép bài học. Tuy nhiên, tự ban đầu (hay bây giờ với những bài tiến độ nhanh và mới lạ), thì Hảo không làm hết các bước trong một bài. Cụ thể thì Hảo:

+Luyện “Note” trước
+Bổ sung “Sketch” sau
(Sau ở đây là về sau, chứ ko phải ngay sau bài đó =)))

Trong Ghi Chép

Tức là mình tập ghi chép lại nội dung buổi học dưới dạng tóm tắt hoặc note lại điều mình tâm đắc.

Cách luyện này giúp mình:
+ Dần dà biết lựa chọn keyword ngắn gọn hơn, phù hợp hơn.
+ Học cách dàn trải và sắp xếp bố cục các ý trong toàn thể bài.
Đến giờ thì mình vẫn tập luyện như vậy.

Trong quá trình luyện tập, mình thêm hình một cách tự nhiên ko gò ép.

Trong Việc Học Tiếng Anh

Kết hợp 2 trong 1

Bài tập Tiếng Anh có yêu cầu Summary nên mình sẽ áp dụng và kết hợp Sketchnote trong phần nhiệm vụ này luôn. Việc này vừa giúp mình tiết kiệm thời gian vừa cảm thấy feel good vô cùng.

Với nhiều nhiệm vụ cần hoàn thành từ sáng sớm đến tối, nên mình vẫn cứ chọn cách đi dễ dàng như ở phần 1 đã nêu: Note trước, tiện thì thêm Sketch vô.

Áp Dụng Sketchnote Ngay Khi Có Thể

Ví dụ như đợt em Trang Bell tổ chức challenge 30 ngày writing theo chủ đề. Thay vì writing, mình tự điều chỉnh lại challenge cho riêng bản thân mình: đó là vẽ sơ đồ popcorn các ý chính. Rồi nhìn vào đó quay video luyện speaking. Mình thật sự thấy vui vì tham gia trọn vẹn thử thách đồng thời vẫn giữ nguyên tiêu chí mình tự đặt ra từ ban đầu.

Với challenge này nói riêng và challenge khác nói chung, mình ko đầu tư nhiều quá về mặt Sketchnote. Mình lấy tiêu chí nhanh-vui-hữu dụng làm hàng đầu. Vậy nên ko quá ép mình phải có một sản phẩm để show up, để được tiếng khen từ người khác. Mình cần làm nó càng nhanh càng tốt dưới áp lực thời gian của một ngày với nhiều nhiệm vụ cần hoàn thành.

Thế nên có đến giờ, có bài vẫn chỉ NOTE thôi, có bài thì lác đác vài hình. Mình vẫn thấy feel good.

Trên đây là chia sẻ của mình về cách kết hợp Sketchnote với việc ghi chép và học Eng. Còn bạn thì sao? Bạn áp dụng luyện tập như nào? Có thể chia sẻ học Sketchnote theo cách của bạn được không?

Review Về Dụng Cụ Sketchnote

skn4 2

Chào mọi người, nhân có bạn hỏi về dụng cụ mình sử dụng để vẽ và ghi chép Sketchnote nên mình xin viết vài dòng chia sẻ trải nghiệm cá nhân.

Bản thân mình cũng là Newbie cho lần quat trở lại vẽ vời gần đây, nên trong bài viết này là trải nghiệm nhỏ nhoi của chính mình thời gian vừa qua.

1. Bút

Bút đi nét hiệu Phgment linner

Bộ bút này là mình được mua dùm năm 2019 nên lấy ra dùng.
-> Hao tổn phí ko cao, tầm 1xx cho bộ mười cây thì phải (lâu quá rồi quên mất tiêu).
-> Bạn chỉ cần lên mạng gõ “bút đi nét” là ra nhiều hiệu.
-> Tiêu chí chọn bút: thứ nhất và quan trọng, đó là cảm giác của bạn. Bạn dụng thấy ÊM tay là ok nên cứ thử nhiều loại đi ha. Thứ hai, ngòi bút thì bạn chọn 1 số ngòi có size từ nét mảnh đến đậm.
Vd: các ngòi bút có size chạy từ 0.1, 0.2, 0.3, …., 0.9, 1.0, brush. Thì mình chọn cách quãng như 0.1, 0.3, 0.5. Không nhất thiết mua cả bộ.

Kinh nghiệm cá nhân mình thì: Loại đầu tiên mình dùng êm tay hơn thì hết mực đã mấy năm, nên mình cũng quên luôn hiệu gì. Loại thứ 2 mình nêu ở trên, loại này dùng khá cứng và thô, ko mượt mịn nha.

Bút đi nét hiệu Marvy

Hiện thì mình dùng loại này đầu 0.4 và 0.5, bút êm tay và khá ổn.

2. Màu

Mình dùng 2 loại là Fiber Pen và Touch Mark nên mình review hai em này thôi nha.

*Bộ bút 36 màu hiệu Fiber Pen mình mua bên Học Viện Vẽ Tuốt:
-> Hao tổn phí là tầm dưới “1 ko ko”
-> Ưu điểm: là bộ ngon-bổ-rẻ và “dễ tính”. Với chất liệu an toàn, mình tin tưởng sử dụng trên nhiều chất liệu giấy mà ko quá lo về độ lem.
-> Nhược điểm là hơi ít màu.

Bạn có thể mua >>> Fiber pen của Học Viện Vẽ Tuốt ở đây
*Bộ Touch Mark:
-> Hao tổn phí là tầm 3xx cho bộ 80 màu (mình đang dùng).
-> Ưu điểm: là bộ màu lớn lên tới hơn 100 màu nên bạn tha hồ mà “bơi”, pha phối tự do.
-> Nhược điểm: là cồn nhiều nên cân nhắc vấn đề sức khoẻ. Hơn nữa bút tô LEM ơi là lem, dễ hư rách giấy. Hiện định lượng giấy 120mgr vẫn lem và chỉ sử dụng được 1 mặt. Mình thường phải lót để màu ko lem qua cả trang sau. Mình chưa thử trên giấy dùng cho màu nước.

3. Bút viết chữ thanh đậm

-Fiber Pen mình m ua bên Học Viện Vẽ Tuốt (vừa tô vừa dùng đi nét thanh đậm trang trí tiêu đề được luôn).
+Hao tổn: phía trên
+Ưu điểm: phía trên
+Nhược điểm: phía trên

-Tombow: ngòi bút lông mềm.
+Hao tổn: 5x-6x/ cây
+Ưu điểm: nhiều màu, lên tới 108 màu. 2 đầu bút: đi nét và ngòi mềm hơn.
+Nhược điểm: hơi mắc.

-Marvy: Ngòi bút lông mềm.
+Hao tổn: 2x/cây
+Ưu điểm: có 3 loại ngòi từ mảnh đến to cho bạn lựa chọn
+Nhược điểm: ko nhiều màu lắm.

-Zebra: ngòi lông cứng.
+Hao tổn: 3x-4x/cây
+Ưu điểm: tạo nét thanh đậm dễ dàng.
+Nhược điểm: ko nhiều màu lắm.

Mình cũng mới luyện được mấy hôm nên phần review cũng có giới hạn :))). Tạm thời mình mới tập nên thích bút ngòi cứng, nó kìm lực tay mình lại. Bút đầu mềm thì mình cần luyện tập nhiều mới có thể cảm nhận và kiểm soát tốt hơn. Chỉ thông qua thực hành thì bạn mới biết loại bút nào “hợp gu” đường dài nha.

4. Giấy

 Giấy để ghi chép sketchnote không tô màu:

Với giấy này mình chỉ quan trọng mặt hình thức. Nên sổ giấy nào mình thấy đẹp thì mình mua.
-> Mình dùng sổ chấm, tên gọi Dot Grid.
-> Mình dùng sổ giấy nâu, tên giấy craft.

Giấy có sử dụng để tô màu:
Giai đoạn gần đây khi bắt đầu sử dụng màu thì mình chú ý hơn đến định lượng giấy. Định lượng giấy nói nôm na cho dễ hiểu là chất lượng thấm hút, độ dày mỏng của giấy để mà khi bạn TÔ nó không bị LEM, giấy ko bị hư hay rách.

+Những cửa hàng chuyên đồ hoạ cụ sẽ rõ “định lượng giấy” mà họ b án. Bạn search “sổ vẽ sketchnote”, “giấy vẽ màu nước”… thì sẽ ra các cửa hàng này. Bạn đọc định lượng giấy ở phần nội dung.

+Tuỳ loại màu bạn sử dụng mà cần định lượng giấy khác nhau.
Ví dụ:
-Với Fiber Pen thì chọn giấy có định lượng từ 100mgr là ok rồi.
-Với bộ Touch Mark thì như mình đã nói ở trên rồi hen. Mình chưa thử qua giấy vẽ màu nước (vốn định lượng cao hơn nhiều, từ 180mgr, vì thế mà giấy cũng mắc hơn).

5. Mua dụng cụ ở đâu?

Bạn chỉ cần gõ tên bút, sổ, giấy như mình review ở trên là ra các cửa hàng. Trong cửa hàng sẽ có ti tỉ thứ hay ho nha.

Mình bị nghiện sổ, bút các loại nên hiện giờ vẫn thích m u a, thích được tặng, bao nhiêu cũng ko đủ ạ. Nên để cai shopping thì mình cũng ko dám lượn lờ các shop. Thế nên cứ “đụng” thiếu cái gì thì mình mới tìm kiếm. Vì vậy mà cũng ko có 1 địa chỉ cố định nào mình nhớ tên, ngoài Học Viện Vẽ Tuốt.

Xong rồi… trên đây là vài điều chia sẻ của mình về các dụng cụ ghi chép, vẽ và tô màu. Hi vọng sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc gì hãy gửi cho mình, mình sẽ trả lời trong tầm hiểu biết và trải nghiệm cá nhân. Cảm ơn vì bạn đã đọc bài viết này.


Bình luận

Đã thêm item vào giỏ hàng.
0 item - 0